Tin Kinh tế- xã hội  > Xã hội

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước: Thực trạng và những vấn đề tồn tại

Cập nhật lúc: 30/12/2021 08:22:00 AM

1. Tình hình phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thời gian qua

Về số lượng và quy mô doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN)

Trong giai đoạn 2011-2019, tổng số DNNNN của nước ta liên tục tăng lên, từ 312.416 doanh nghiệp (DN) vào năm 2011 lên 541.749 vào năm 2017. Tính đến 31/12/2019, tổng số DN đang hoạt động là 647.632 DN, tăng 2,07 lần so với năm 2011 và tăng 1,19 lần so với năm 2017.

Xét theo hình thức sở hữu, một điều dễ nhận thấy là tỷ trọng của DNNNN trong tổng số DN của nước ta không ngừng tăng lên, từ 96,23% vào năm 2011 lên 96,66% vào năm 2015 và 96,67% vào năm 2017. Năm 2019 có đến 96,88% số DN Việt Nam thuộc khu vực ngoài nhà nước. Trong khi đó, DN trong khu vực nhà nước giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Đây chính là kết quả của chính sách đổi mới và phát triển khu vực DN, coi khu vực DNNNN là một động lực quan trọng của nền kinh tế nước ta và hướng tới việc Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối trong các DN hoạt động trong các ngành quan trọng chủ chốt của nền kinh tế quốc dân (Bảng 1).

Bảng 1: Tỷ trọng DN theo loại hình sở hữu giai đoạn 2011-2019 (Đơn vị: %)

 

2011

2013

2015

2017

2019

DN có vốn ĐTNN

2,77

2,74

2,70

2,89

2,81

DNNNN

96,23

96,40

96,66

96,67

96,88

DNNN

1,00

0,86

0,64

0,44

0,31

Tổng số

100

100

100

100

100

Nguồn: Niên giám Thống kê.

Xét riêng trong khu vực DNNNN, tỷ trọng loại hình công ty TNHH đã tăng từ 61,8% năm 2011 lên đến 73,4% năm 2019 trong tổng số DN khu vực này. Ngược lại, tỷ trọng các DN tư nhân ngày càng giảm dần, từ 15,6% năm 2011 xuống chỉ còn 6,2% vào năm 2019 (Bảng 2). Điều này cho thấy mô hình quản trị công ty TNHH là hiện đại hơn và tỏ ra có nhiều ưu thế hơn hẳn DN tư nhân. Xu hướng này cũng cho thấy doanh nhân Việt Nam đang dần từ bỏ mô hình quản trị theo kiểu gia đình cũ và quản trị theo thói quen vốn không thể đem lại hiệu quả kinh doanh cao trong dài hạn.

Công ty cổ phần cũng là mô hình quản trị hiện đại, có thể đem lại cơ hội mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài cho sự phát triển của DN. Năm 2019, tỷ trọng loại hình công ty cổ phần (bao gồm cả công ty cổ phần có vốn nhà nước và công ty cổ phần không có vốn nhà nước) chiếm 20,1% tổng số DN của khu vực DNNNN, lớn thứ hai trong các loại hình DN khu vực này. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn thấp vì mô hình công ty cổ phần đòi hỏi nhiều chi phí thời gian và vật chất phục vụ cho các thủ tục quản trị cho nên chưa phù hợp đối với các DN còn ở quy mô nhỏ, không có tham vọng mở rộng quy mô trong ngắn hạn.

Về quy mô DN theo lao động: Số lượng lao động làm việc cho các DN khu vực DNNNN trong giai đoạn 2011-2019 liên tục tăng, từ hơn 6,68 triệu lao động vào năm 2011 lên hơn 9 triệu lao động vào năm 2019. DN khu vực DNNNN luôn sử dụng trên 60% số lượng lao động của khối DN. Trong khi tỷ trọng của DNNN trong tổng số lao động sử dụng giảm từ 15,27% năm 2011 xuống 7,31% năm 2019, và của DN có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng từ 23,4% lên 32,79%, thì của khu vực DNNNN ít thay đổi, trong khoảng 60% trong cùng giai đoạn.

Tuy nhiên, quy mô lao động của các DN khu vực DNNNN còn rất nhỏ. Mặc dù có sự mở rộng về quy mô lao động của toàn bộ khu vực DNNNN như nêu trên, nhưng xét toàn bộ khu vực DN năm 2019, trong các nhóm DN sử dụng dưới 50 lao động, khu vực DNNNN chiếm từ 95,4-98,9% (năm 2011 là từ 96,36-99,06%); trong nhóm các DN có quy mô lao động từ 50-200 lao động, các DN khu vực này cũng chiếm đến 80,19% (năm 2011 là 84,17%). Có nghĩa là gần như đa số các DN nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam là DN thuộc khu vực DNNNN.

Tỷ trọng khu vực DNNNN trong nhóm các công ty lớn hơn của cả nước giảm dần, ở nhóm từ 500-1.000 lao động, khu vực DNNNN chiếm 46,78% (năm 2001 là 47,86%). Ở nhóm DN lớn có từ 1.000-5.000 lao động, khu vực DNNNN chỉ còn chiếm 37,2% (năm 2011 là 36,06%). Tuy nhiên, ở nhóm các công ty lớn có từ 5.000 lao động trở lên, khu vực DNNNN có sự thay đổi tương đối lớn, năm 2011 mới chiếm 16,95% nhưng đến năm 2019 đã chiếm tỷ trọng 25,75% (Bảng 2). Điều này cho thấy sự phát triển nhanh của một số tập đoàn kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2011-2019.

Bảng 2: Tỷ trọng DNNNN trong khu vực DN theo quy mô lao động giai đoạn 2011-2019 (Đơn vị: %)

 

Dưới 5 người

5-9 người

10-49 người

50-199 người

200-299 người

300-499 người

500-999 người

1.000-4.999 người

5.000 người trở lên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2011

99,06

98,91

96,36

84,17

68,67

60,40

47,86

36,06

16,95

2013

99,08

98,85

96,26

83,21

65,50

58,98

47,10

34,87

17,69

2015

99,16

98,82

96,16

83,90

68,09

58,15

48,81

34,84

19,89

2017

98,79

98,66

95,89

82,75

66,15

58,93

48,36

36,07

25,69

2019

98,91

98,58

95,40

80,19

65,90

56,43

46,78

37,25

25,75

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2012, 2014, 2016, 2018, 2020.

Về quy mô của các DNNNN xét trên tiêu chí về vốn, thực trạng cũng diễn ra tương tự như xét trên tiêu chí về lao động, với tỷ lệ các DN nhỏ và siêu nhỏ thuộc khu vực DNNNN chiếm đa số (năm 2019 là trên 98% trong nhóm DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng).

Mặc dù vậy, có thể nhận thấy một dấu hiệu đáng mừng là tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực DNNNN đang giảm dần tuy còn chậm, cho thấy đã hình thành xu thế tích luỹ vốn và xu thế này đang diễn ra khá vững chắc. Cụ thể, tỷ lệ DN có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ đồng giảm từ 99,2% năm 2011 xuống còn 98,77 năm 2019; tỷ lệ DN có quy mô vốn từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng giảm từ 99,33% năm 2011 xuống còn 98,96% năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ DN có quy mô vốn lớn tăng lên đáng kể, với tỷ lệ DN có quy mô vốn từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng tăng từ 65,07% năm 2011 lên 77,84% vào năm 2019; tỷ lệ DN có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng trở lên tăng từ 54,2% năm 2011 lên 70,43% năm 2019 (xem Bảng 3).

Bảng 3: Tỷ trọng DNNNN trong khu vực DN theo quy mô vốn giai đoạn 2011-2019 (Đơn vị: %)

 

Dưới 0,5 tỷ đồng

Từ 0,5-dưới 1 tỷ đồng

Từ 1-dưới 5 tỷ đồng

Từ 5-dưới 10 tỷ đồng

Từ 10-dưới 50 tỷ đồng

Từ 50-dưới 200 tỷ đồng

Từ 200-dưới 500 tỷ đồng

Từ 500 tỷ đồng trở lên

2011

99,20

99,33

98,91

97,20

92,14

78,12

65,07

54,20

2013

97,33

99,10

99,01

98,15

95,06

83,77

67,21

50,70

2015

96,96

98,68

98,86

98,55

96,85

87,30

73,04

53,03

2017

97,01

99,10

99,00

98,21

95,45

85,79

73,68

62,14

2019

98,77

98,96

98,85

98,33

95,82

87,33

77,84

70,43

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2012, 2014, 2016, 2018, 202

Về kết quả sản xuất, kinh doanh

Về doanh thu, trong giai đoạn 2011-2019, khu vực DNNNN ra doanh thu chiếm tỷ lệ chi phối trong toàn bộ khu vực DN. Trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm các DNNNN tạo ra hơn 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm 52,6% doanh thu của toàn bộ khu vực DN. Giai đoạn 2016-2019, bình quân mỗi năm các DNNNN tạo ra hơn 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với giai đoạn 2011-2019, chiếm 56,7% doanh thu của toàn bộ khu vực DN (Bảng 4). Trong giai đoạn vừa qua, các DNNNN đã vươn lên mạnh mẽ về doanh thu, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong nền kinh tế.

Bảng 4: Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của khu vực DNNNN  giai đoạn 2011-2019

 

Doanh thu

 (nghìn tỷ đồng)

Tỷ trọng trong toàn bộ khu vực DN (%)

2011

5.574,3

54,11

2012

5.797,4

51,91

2013

6.203,6

50,84

2014

7.039,5

52,08

2015

8.075,1

54,02

2016

9.762,1

55,99

2017

11.734,1

56,80

2018

13.410,6

56,73

2019

15.127,5

57,46

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2015, 2016, 2020.

Về lợi nhuận, trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm khu vực DNNNN tạo ra trên 100.846 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chiếm 21,9% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ khu vực DN. Trong giai đoạn 2016-2019, bình quân mỗi năm khu vực DNNNN tạo ra trên 270.185 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 2,68 lần so với giai đoạn 2011-2015 và chiếm 31,7% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ khu vực DN (Bảng 5).

Bảng 5: Lợi nhuận trước thuế của DNNNN trong tương quan so sánh với DNNN và DN có vốn ĐTNN

 

2011

2013

2015

2017

2019

 

Lợi nhuận (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Lợi nhuận (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Lợi nhuận (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Lợi nhuận (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Lợi nhuận (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

DN có vốn ĐTNN

105.309

31,49

207.943

42,59

245.155

44,35

385.280

43,90

406.023

45,62

DNNN

334.408

43,32

201.603

41,29

157.064

28,42

200.866

22,89

206.287

23,18

DNNNN

84.218

25,19

78.727

16,12

150.528

27,23

291.388

33,21

277.624

31,20

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2015, 2016, 2020.

2. Một số vấn đề tồn tại trong phát triển của khu vực DNNNN

Các phân tích ở trên cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, khối DNNNN đã có sự vươn lên mạnh mẽ, thể hiện ở việc dẫn đầu doanh thu, tạo ra nhiều việc làm nhất trong khối DN cả nước… Tuy nhiên, mặc dù các DNNNN đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua nhưng thực sự vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò của khu vực DN này trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy mô DN còn nhỏ. Xét cả trên 2 tiêu chí là quy mô lao động và quy mô vốn, đa số các DN nhỏ và siêu nhỏ đều năm trong khu vực DNNNN.

Thứ hai, tỷ trọng doanh thu thuần của các DNNNN đã tăng từ 25,19% vào năm 2011 lên 31,2% vào năm 2019. Trong khi đó, tỷ trọng doanh thu của khu vực DNNN giảm mạnh từ 43,32% xuống còn 23,18% trong cùng giai đoạn; tỷ trọng doanh thu của khu vực DN có vốn ĐTNNN tăng mạnh từ 31,49% lên 45,62%. Như vậy, trong suốt giai đoạn 2011-2019, khu vực DNNNN luôn dẫn đầu về doanh thu, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với khu vực có vốn ĐTNN (Bảng 6). Điều đáng chú ý là khu vực DNNNN hiện đang chiếm gần 96,8% số DN, 60% số lao động, 52,4% tổng vốn của toàn bộ khu vực DN của cả nước nên nếu so sánh giữa việc phân bổ nguồn lực và phân bổ doanh thu, thì khu vực DNNNN chưa thể hiện đầy đủ vị trí và vai trò động lực của mình đối với nền kinh tế.

Thứ ba, năng lực khoa học - công nghệ của các DN còn yếu và lạc hậu; DN chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Hiện tại, chỉ có 10% số DN đã từng đăng ký, hoặc đăng ký thành công 01 bằng sáng chế trong vòng 3 năm liên tiếp; đầu tư của DN cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%); chỉ có khoảng 10,2% DN có đầu tư vào một số hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D).

Thứ tư, trình độ quản trị DN còn thấp; tính liên kết, hợp tác giữa các DN còn yếu và rời rạc. Khả năng kết nối, liên kết giữa các DNNNN và giữa DNNNN với DN nước ngoài còn yếu hơn. Chỉ có khoảng 15% DN tư nhân Việt Nam bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho DN nước ngoài tại Việt Nam. Tỷ lệ DN Việt Nam xuất khẩu sản phẩm trực tiếp chỉ 8,4%, còn tỷ lệ xuất khẩu gián tiếp qua bên thứ ba chỉ đạt 7,4% (Quang Lộc, 2019). 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi số DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam là rất nhiều. 

Thứ năm, hạn chế về năng lực tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Việc tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu phản ánh năng lực thực sự của các DNNNN. Hiện tại chỉ có khoảng 21% DN nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu (thấp hơn khá nhiều so với một số nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan là 30%, Malaysia 46%...). Điều này cho thấy năng lực tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu của khối DNNNN nước ta còn yếu. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của chính các DN như: trình độ quản lý, năng lực công nghệ, kỹ năng của người lao động chưa đủ để có thể tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu cũng như các DN chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

 

Trích nguồn:NCIF
Tác giả: Ban Các vấn đề Xã hội và Môi trường
  Email    In


 

Bình luận

Mã xác nhận:
Nhập mã xác nhận:
 

Số lượt truy cập : 1097202