Nghiên cứu

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về “Xu hướng kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2021-2025”

Cập nhật lúc: 25/12/2020 12:00:00 AM

Năm 2020, đại dịch Covid-19 làm ngưng trệ luồng đầu tư, đứt gãy chuỗi thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới buộc chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, hồi phục và phát triển kinh tế song song với khống chế và ngăn ngừa bệnh dịch. Nhằm nhận định được những thời cơ cũng như thách thức, đánh giá sát với thực tế, tư vấn giúp Chính phủ ban hành những chính sách hợp lý, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thực hiện khảo sát xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực có liên quan về bối cảnh và các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn; đề xuất kiến nghị và giải pháp phù hợp giúp kinh tế Việt nam hồi phục nhanh và phát triển bền vững trong thời kỳ hậu Covid-19. Dưới đây là một số kết quả về xu hướng kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2021-2025.

1.  Xu hướng kinh tế trong thời gian tới

1.1.  Khả năng phục hồi kinh tế thế giới và Việt Nam thời gian tới

* Khả năng phục hồi kinh tế thế giới
 


Một số nhận định khác về khả năng phục hồi của kinh tế thế giới: 5 ý kiến

(1) Mô hình nằm giữa hai mô hình chữ V và chữ L, cho thấy đại dịch Covid-19 có tác động khác nhau tới các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Mô hình chữ K thể hiện sự phân hóa về mức độ rủi ro đối với các quốc gia/nhóm quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt các quốc gia mới nổi.
(2) Hình chữ U
(3) KTTG thời gian tới chứa nhiều yếu tố bất định liên quan đến cục diện địa kinh tế - chính trị thế giới, như kết quả cuộc bầu cử TT ở Mỹ, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa dân túy, tinhd hình lũ lụt, dịch bệnh thế giới,...
(4) Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với bộ ba khó khăn: Nợ nhà nước và tư nhân đều tăng, tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
(5) Phục hồi chậm, tăng trưởng hình chữ V
* Khả năng phục hồi kinh tế Việt Nam
 

Một số nhận định khác về khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam: 3 ý kiến
(1) Đánh giá tổng thể, quá trình hồi phục còn chậm và tang trưởng ở mức thấp. Xét trên góc độ ngành kinh tế, mức độ hồi phục của các ngành cũng khác nhau do mức độ tác động khác nhau (mô hình hồi phục hình chữ K)
(2) Bỏ "Trở lại quỹ đạo bình thường" vì sẽ ko có quỹ đạo bt nữa; Theo số liệu TCTK trên 80% khu vực công nghiệp phụ thuộc FDI, đây lại là khu vực có NSLĐ cao nhất trong 3 khu vực, là động lực tăng trưởng KT. Yếu tố chính trị nếu Trumpt thắng, có dự án FDI lớn KT sẽ là PÁ1; ngược lại và nếu ko có FDI lớn là PA4
(3) Giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng kinh tế VN có thể phục hồi trở lại quỹ đạo bình thường song tăng trưởng cơ thể ở mức cao nhưng lại phụ thuộc vào khả năng tận dụng các cơ hội mà các FTAs đặc biệt là CPTPP và EVFTA mang lại và bối cảnh KTTG

1.2. Những yếu tố “thuận lợi” và khó khăn” đối với kinh tế Việt Nam thời gian tới

* Những yếu tố thuận lợi đối với kinh tế Việt Nam

Trung tâm xác định một số yếu tố thuận lợi đối với kinh tế Việt Nam bao gồm: (i) Tăng trưởng kinh tế thế giới dần hồi phục; (ii) Dịch Covid-19 trên thế giới cơ bản được kiểm soát; (iii) Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được củng cố; (iv) Các biện pháp kích thích kinh tế phát huy tác dụng, doanh nghiệp dần thoát khỏi khó khăn; (v) Các thị trường xuất khẩu bắt đầu hồi phục; (vi) Tận dụng các hiệp định thương mại tự do; (vii) Là điểm đến tin cậy/hấp dẫn của dòng vốn FDI.
Kết quả khảo sát cho thấy 
 


Một số nhận định khác về những yếu tố thuận lợi đối với kinh tế Việt Nam: 2 ý kiến
(1) Việt Nam là một trong những điểm sáng nhất khu vực Châu Á sau dịch. Theo khảo sát của Bloomberg, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất khu vực Châu Á đạt tăng trưởng dương (2,8%), HSBC cũng nâng dự báo GDP của Việt Nam lên mức 3% từ mức 1,6%. Trong khi đó các quốc gia ASEAN khác đều sụt giảm mạnh. Theo dự báo của Bloomberg, GDP Thái Lan sụt tới 6%, Singapore giảm 5,7%, Malaysia lao dốc 3,9%, Philippines và Indonesia hạ lần lượt 3,5% và 1%.
(2) Nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối ổn định
* Những yếu tố khó khăn đối với kinh tế Việt Nam
Trung tâm xác định một số yếu tố khó khăn đối với kinh tế Việt Nam bao gồm: (i) Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; (ii) Kinh tế thế giới và các nền kinh tế đối tác quan trọng chưa thoát khỏi khó khăn; (iii) Các chính sách kích thích kinh tế chưa mang lại hiệu quả; (iv) Doanh nghiệp khó khăn để quay trở lại hoạt động; (v) Sức ép cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư quốc tế; (vi) Mô hình tăng trưởng vẫn phụ thuộc vào tăng vốn và tín dụng;
Kết quả khảo sát cho thấy:
 


Một số nhận định khác về những yếu tố khó khăn đối với kinh tế Việt Nam: 3 ý kiến
(i) Môi trường kinh doanh dù có nhiều cải thiện song vẫn còn hạn chế, về thể chế, nhân lực, công nghệ...
(ii) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa thấp. Năng suất lao động thấp và chậm cải thiện.
(iii) Dịch Covid-19 được khống chế ở VN nhưng tại các nước đối tác quan trọng cảu VN chưa không chế được nên còn một số khó khăn đối với xuất nhaapoh khẩu hàng hóa và dịch vụ, song về đầu tư FDI thì có khả năng khởi sắc.

1.3 Nhóm ngành nào có khả năng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trung tâm xác định một số ngành có khả năng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam bao gồm: 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản; 2. Công nghiệp chế biến, chế tạo; 3. Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa,…; 4. Dịch vụ du lịch và khách sạn; 5. Vận tải, kho bãi.
Kết quả khảo sát cho thấy, ngành công nghiệp chế biến chế tạo được xác định là ngành có khả năng phục hồi nhanh và đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt nam thời gian tới. Những vị trí tiếp theo dành cho bán buôn, bản lẻ, sửa chữa; ngành vận tải kho bãi.
Ngoài các ngành đã được nêu lên, ý kiến khảo sát còn bổ sung một số ngành khác, bao gồm: Các ngành dịch vụ phi thị trường; năng lượng, Xây dựng; Dịch vụ tài chính, các ngành công nghệ cao; Giáo dục - Đào tạo; Dịch vụ lưu trí và ăn uống.

2. Dự báo và gợi ý chính sách kinh tế cho năm 2021

2.1.  Kết quả dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam

Trung tâm đề xuất các mức tăng trưởng GDP cho năm 2021 của Việt Nam từ dưới 5,5% tới trên 7%. Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến tập trung vào mức dưới 5,5% (chiếm tới 41,5% tổng số phiếu khảo sát được trả lời)
 


2.1. Gợi ý chính sách kinh tế gì nhằm hồi phục nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Đề hồi phục nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, Trung tâm đưa ra một số gợi ý: (i) Tiếp tục các gói hỗ trợ kinh tế; (ii) Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (iii) Giúp khu vực tư nhân vực dậy sản xuất kinh doanh (iv) Tập trung khai thác thị trường trong nước (v) Khai thác và phát triển thị trường bên ngoài.

Kết quả khảo sát cho thấy: việc giúp khu vực tư nhân vực dậy sản xuất kinh doanh được coi là giải pháp quan trọng nhất (19/53 phiếu trả lời); tiếp theo là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (15/53 phiếu trả lời) 

Ngoài ra các chính sách kinh tế khác được đề xuất là:
(1) Thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư - là các động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; phát triển khoa học, công nghệ, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, số hóa nền kinh tế, thúc đầy tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn
(2) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa.
(3) Đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số
(4) khai thác có hiệu quả các thị trường FTAs, đặc iệt là CPTPP và EVFTA, và thị trường Mỹ
(5) Bình ổn giá cả, lãi suất, tỷ giá
(6) khuyến khích phát triển thương mại điện tử
(7) Cung cấp các gói an sinh xã hội đảm bảo sinh kế cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em
(8) Quảng bá tiêu dùng các mặt hàng sản xuất nội địa, giảm nhập khẩu các mặt hàng có thể tự sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm

2.3. Những biện pháp cần hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam hồi phục sau đại dịch Covid-19

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, để giúp doanh nghiệp Việt Nam hồi phục sau đại dịch Covid-19, Trung tâm đề xuất một số biện pháp: Miễn/giảm/giãn bảo hiểm xã hội; Miễn/giảm/giãn thuế; Hỗ trợ tín dụng Giảm lãi suất cho vay ở mức thấp; Gia hạn các khoản vay; Cắt giảm các điều kiện/thủ tục cho vay; Hỗ trợ thông tin chính sách và phát triển thị trường;

Kết quả khảo sát cho thấy: biện pháp miễn, giảm, giãn thuế được đánh giá là biện pháp cần thiết nhất trong thời điểm hiện nay (13/53 phiếu trả lời), tiếp theo là hỗ trợ tín dụng và các biện pháp khác.

Ngoài ra một số ý kiến khác về biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp bao gồm: (i) cắt giảm các dk kinh doanh, thủ tục hành chính; (ii) Tùy từng loại hình doanh nghiệp (to, nhỏ, NN, tư nhân, ĐTNN) sẽ có nhu cầu hỗ trợ khác nhau.(iii) Cắt giảm thủ tục hành chính; (iv) miễn phí công đoàn
 

Trích nguồn:NCIF
Tác giả: Ban Dự báo kinh tế vĩ mô
  Email    In


 

Bình luận

Mã xác nhận:
Nhập mã xác nhận:
 

Số lượt truy cập : 1097202